Chuyện cổ tích có thật ở ĐT Iceland

Đất nước chỉ vỏn vẹn là một băng đảo nhưng họ đã làm được những điều tuyệt vời cho chính họ và cả quốc gia của họ. Những điều điên rồ nhất mà họ đã làm tại mùa Euro 2016.


Iceland đang rất tự hào cho những thành quả của mình tại Euro 2016
Iceland đang rất tự hào cho những thành quả của mình tại Euro 2016
Như đã biết, Iceland là một nơi không phù hợp để chơi bóng đá. Phần lớn thời gian trong năm là mùa đông, khắp nơi chìm trong băng tuyết, lạnh giá và thiếu ánh sáng mặt trời. Bạn đến, ngắm nhìn những ngọn núi cheo leo, phía đằng xa là biển và được bức màn mây màu xám trùm kín, ắt sẽ có cảm giác như đây là nơi tận cùng của thế giới.  
Highlights Euro 2016: Anh 1-2 Iceland: Có bàn thắng dẫn trước từ rất sớm nhờ công của Rooney nhưng sai lầm ở hàng phòng ngự khiến Tam sư bị loại đầy cay đắng.
Tuy nhiên, với người dân xứ băng đảo, đó là nơi khởi đầu. Để chống trọi với thiên nhiên khắc nghiệt, cách để họ tồn tại là sự lạc quan. “Có một câu nói nổi tiếng ở quê tôi, là: thetta reddast”, trợ lý HLV Heimir Hallgrimsson nói với Telegraph, “Có nghĩa là, mọi chuyện rồi sẽ ổn”.
“Mọi chuyện sẽ ổn”
Đây gần như triết lý sống của người Iceland. Họ không bao giờ sợ hãi trước bất cứ điều gì. Ví dụ, theo lời kể của Hallgrimsson, khi ông 5 tuổi, ngọn núi lửa Eldfell phun trào dữ dội mà không hề báo trước. Mọi chuyện sẽ ổn và người Iceland cứ bước đi. Trong những ngày này, có tới ít nhất 10.000 người, chiếm 3% tổng dân số đất nước rủ nhau sang Pháp xem đội bóng của Lars Lagerback chơi bóng. Nếu tỷ lệ tương tự dân số Anh có mặt ở Nice để cổ vũ Tam sư, con số sẽ lên đến 1,59 triệu người.Tất cả đều sơ tán. Trong một thời gian, nó trông giống như họ có thể không bao giờ trở lại. Nhưng rồi sau đó, khi yên tĩnh trở lại, họ lại quay về và thiết lập cuộc sống mới. Họ tận dụng sức nóng địa nhiệt của các dòng dung nham trong sản xuất, dựng lại nhà cửa và thậm chí, xây một sân bóng ngay bên kia ngọn núi.
Họ có lo lắng không? Câu trả lời là không. Với người dân xứ Băng đảo, được xem đội tuyển chơi bóng, và ở một giải đấu như thế này, đã là một đặc ân.
Bóng đá là niềm vui
4 năm trước tuyển Iceland xếp thứ 131 trên BXH FIFA nhưng nó không có nghĩa là đất nước này không yêu bóng đá. Các số liệu được cung cấp từ KantarSport cho thấy, Iceland đứng đầu châu Âu với trung bình 18,8% khán giả xem truyền hình theo dõi các trận đấu ở World Cup 2010. Trận Anh-Xứ Wales thu hút 9,3 triệu khán giả Anh, chiếm 14% dân số. Trong khi đó, trận Iceland-Áo, hơn một nửa dân số và 99,8% khán giả truyền hình Iceland đã xem.
Iceland, chuyen co tich khong hoi ket hinh anh 2
Họ đang viết nên câu chuyện cổ tích trên đất Pháp.
Vidar Halldorsson, nhà nghiên cứu thể thao xã hội của Iceland nói rằng, từ những năm 1970, các trận đấu ở giải VĐQG Anh đã được chiếu ở đây, dù không trực tiếp.
Sau đó, họ cũng xây dựng được giải đấu của riêng mình, kéo dài từ tháng 5 đến... tháng 9 và tự hào gọi nó là mùa giải “ngắn nhất thế giới”. Bây giờ, sau nỗ lực không mệt mỏi của chính phủ, các cầu thủ Iceland đã có thể chơi bóng quanh năm, trong những sân vận động được sưởi ấm.
Một điều kỳ lạ là các CLB Iceland luôn duy trì mối quan hệ gần gũi với những người ủng hộ. Nó gần như bản sắc và truyền thống của họ. Trước mỗi trận đấu, bao giờ HLV cũng gặp gỡ CĐV để...  giới thiệu đội hình xuất phát và chiến thuật sẽ chơi. Vì thế, dễ hiểu khi hậu vệ Kari Arnason nói rằng, anh nhận ra 50% số NHM có mặt trên khán đài tại Euro 2016.
Bóng đá là một phần cuộc sống của Iceland. Bất kỳ ai cũng có thể chơi. Vậy nên mới có chuyện, một nhà làm phim chuyên nghiệp - Hannes Thor Halldorsson - đang là thủ môn số một của họ và trợ lý HLV (sau Euro 2016 sẽ là chính thức) Hallgrimsson vẫn đang kiếm sống với nghề nha sỹ. Họ cũng chơi những môn thể thao khác nữa. Như đội trưởng Aron Gunnarsson cũng đồng thời là một tay bóng ném có nghề.
Cứ bước đi với một ước mơ nhuốm màu cổ tích và tự nhủ, rồi mọi chuyện sẽ ổn, Iceland đang hình thành câu chuyện điên rồ nhất lịch sử Euro, và lịch sử bóng đá. Hôm nay họ đánh bại người Anh. Ngày mai, biết đâu sẽ là Pháp.
Bây giờ xứ băng đảo thực sự là nơi khởi đầu, cho tất cả. 



Chuyện cổ tích có thật ở ĐT Iceland Chuyện cổ tích có thật ở ĐT Iceland Reviewed by Kai Vo on 10:55:00 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.